ĐỘNG THỔ NGHI LỄ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG XÂY DỰNG, Ý NGHĨA, LƯU Ý CỦA CÚNG ĐỘNG THỔ- CONAL
29/03/2024
1. Cúng động thổ là gì?
Cúng động thổ là một nghi lễ truyền thống trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, đặc biệt trong văn hóa Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và các đất nước khác. Nó là nghi lễ tôn vinh đất đai và các vị thần linh liên quan đến đất đai. Đối với Việt Nam và ngành xây dựng nghi thức cúng động thổ là việc không thể thiếu mỗi khi khởi công công trình. Việc cúng động thổ không chỉ mạng lại sự hòa hợp, may mắn trong công việc xây dựng mà còn mang lại sự an lành, thịnh vượng khi xây nhà mới cũng như khi chuyển về ở.
Mục lục
2. Ý nghĩa của việc cúng động thổ 2.1 Tôn trọng và bảo vệ thổ địa: Cúng động thổ thường được thực hiện nhằm tôn trọng và bảo vệ thổ địa, đặc biệt là khi có những thay đổi lớn đối với địa hình và môi trường 2.2 Tri ân và Cầu Phúc: Nghi lễ này cũng là cách để tri ân linh vực đất đai, những nguồn tài nguyên từ đất đai và các vị thần linh vùng đất. Người thực hiện cúng động thổ thường cầu xin sự bảo hộ và phúc lợi từ các thần linh để bảo vệ và mang lại may mắn cho dự án xây dựng. 2.3 Truyền Thống và Văn Hóa: Cúng động thổ là một phần của truyền thống và văn hóa của nhiều dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các giá trị văn hóa cổ truyền. 2.4 Tạo Niềm Tin và Tinh Thần Đoàn Kết: Việc thực hiện cúng động thổ có thể tạo ra niềm tin và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, khi mọi người cùng tham gia vào nghi lễ này để hy vọng có một dự án xây dựng thành công và may mắn 2.5 Hòa Nhập với Thiên Nhiên: Cúng động thổ cũng thể hiện sự hòa nhập và tôn trọng với thiên nhiên, khi mọi người cùng tôn vinh và cầu xin sự bảo vệ từ các linh vật và thần linh của tự nhiên 3. Lưu ý khi cúng động thổ
Chọn tuổi: Người Việt Nam có câu ” Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông” chính vì thế việc xem tuổi hòa hợp là điều tối quan trọng trong cúng động thổ. Theo đó, người ta thường chọn năm tuổi hợp với chủ nhà, chọn ngày lành tháng tốt, giờ hoàng đạo, hướng xây cất hợp phong thủy để làm lễ động thổ xây dựng.
Chuẩn bị vật cúng: Mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có đều có nghi thức chuẩn bị đồ cũng, lễ vật cho các vị thần đất khác nhau. Chính về thế việc chuẩn bị đồ cúng không được sơ sài, thiếu sót và thật thành kính.
4. Văn khấn cũng động thổ: Văn khấn bài khấn chắn chắn không thể thiếu trong nghi lễ khởi công, moi người cùng tham khảo bài văn khấn dưới đây của bên mình hay dùng nhé!